Huawei, gã khổng lồ Trung Quốc từng là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đã thông báo sẽ bán thương hiệu điện thoại di động giá rẻ Honor cho một liên doanh được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn để đảm bảo sự tồn tại của công ty.

Thông cáo của Huawei không tiết lộ giá bán hoặc đề cập đến các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Huawei đã phải vật lộn để vượt qua các lệnh hạn chế công nghệ của Mỹ, quốc gia vốn nhận định công ty là mối đe dọa an ninh quốc gia. 

Các nhà phân tích cho rằng bằng cách tách ra khỏi Huawei, Honor có thể tiếp cận được nguồn cung điện thoại thông minh mà không bị chính quyền Mỹ phong tỏa, nhưng sẽ mất quyền truy cập vào nguồn lực của Huawei. Vài người thậm chí cho rằng Honor có thể đối mặt với các lệnh hạn chế mới của Mỹ trong dài hạn. 

Huawei bán mảng điện thoại bình dân Honor  - ảnh 1

Honor được ra mắt năm 2013 với tư cách là một thương hiệu bình dân để cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc. Ảnh: Liu Jun Feng/Getty Images. 

Liên doanh mua lại Honor được thành lập bởi tập đoàn phát triển công nghệ thành phố thông minh Thâm Quyến do chính phủ điều hành. Đơn vị này tham gia các công ty năng lượng của chính phủ, mảng y tế và đầu tư, trong đó bao gồm cả tập đoàn thể thao, bán lẻ và giải trí Suning.com, một trong những công ty tư nhân lớn nhất Trung Quốc. 

Công ty phát triển công nghệ thành phố thông minh Thâm Quyến cho biết khoản đầu tư này mang tính “định hướng thị trường” nhằm mục đích cứu vãn chuỗi ngành của Honor, bao gồm nhà cung cấp, người bán và người tiêu dùng.

Kiranjeet Kaur, giám đốc nghiên cứu cấp cao của IDC cho biết thương vụ sẽ cho phép Honor tiếp tục hoạt động nhờ có được nguồn cung, nhưng sẽ bỏ lỡ “nguồn sức mạnh chung” đã có với Huawei. Được biết hai công ty đã chia sẻ mảng nghiên cứu phát triển (R&D) và sản xuất thiết kế ban đầu. “Tôi không chắc làm thế nào Honor sẽ tạo ra sự khác biệt trên thị trường so với Huawei,” Kaur nói.

Alexander Sirakov, một chuyên phân tích công nghệ tài chính độc lập của Trung Quốc chỉ ra: “Thực tế là không chỉ có một nhà đầu tư chiến lược nào đứng sau thương vụ, mà là một nhóm người chơi, nhiều người trong số đó có liên quan đến chính phủ. Điều này giải thích sáng tỏ cho cơ sở của thỏa thuận”.

Khi tin tức về thương vụ bán Honor rộ lên vào tuần trước, các chuyên gia nhận định việc Huawei bán Honor sẽ mang lại cho họ một khoản tiền mặt, trong khi bảo vệ Honor khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ. 

Nhà sáng lập kiêm CEO tỉ phú của Huawei Nhậm Chính Phi vào năm ngoái cho biết các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ khiến doanh thu công ty giảm hàng tỉ đô.

Năm 2019, Bộ Thương mại Mỹ đã thêm Huawei vào danh sách đen bao gồm các công ty bị cấm kinh doanh với các tổ chức Mỹ. Sắc lệnh có hiệu lực vào hai tháng trước đã đưa thêm 38 công ty con của Huawei vào danh sách và hạn chế các giao dịch công nghệ và phần mềm với Mỹ có thể giúp phát triển phần cứng của Trung Quốc.

Các chuyên gia phân tích cho rằng nếu Joe Biden trở thành tổng thống, ông cũng sẽ không hủy bỏ các độngthái chống lại Huawei vào đầu nhiệm kỳ năm tới để tập trung vào các vấn đề trong nước, nhưng có thể không áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt.

Honor được ra mắt năm 2013 với tư cách là một thương hiệu bình dân để cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc. Thương hiệu này được bán tại khắp các thị trường đang phát triển ở Châu Á với mức giá trung bình 156 USD cho mỗi thiết bị. Hãng giữ chi phí thấp và tiết kiệm bằng cách bán hầu hết điện thoại trực tuyến. 

Huawei xuất xưởng hơn 70 triệu điện thoại Honor mỗi năm. Quý III.2020, IDC xếp Huawei là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ hai trên thế giới và số một Trung Quốc. Ở quý trước hãng đã lần đầu tiên trở thành nhà sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới.

Post a Comment

أحدث أقدم