Theo OECD, dịch bệnh COVID-19 là một phần nguyên nhân làm trì hoãn tiến trình xây dựng một thỏa thuận đánh thuế các công ty nghệ đa quốc gia mà 137 nước trên thế giới đang nỗ lực đạt được.


Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters).

Thỏa thuận đánh thuế các công ty nghệ đa quốc gia mà 137 nước trên thế giới đang nỗ lực đạt được, sẽ không thể "ra đời" trong năm 2020 này.

Người đứng đầu cơ quan chính sách thuế của OECD, Pascal Saint-Amans, đã công bố thông tin trên trong bối cảnh chính phủ nhiều nước đang chịu nhiều sức ép từ công chúng đòi có đối sách đối với các chiến lược tránh thuế của các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Google, Amazon, Facebook và Apple.

Trong thông báo ngày 12/10, ông Pascal Saint-Amans cho biết các bên gần như đã thống nhất các ý kiến xây dựng thỏa thuận, song cho đến nay vẫn chưa hình thành văn kiện cụ thể.

OECD hy vọng sẽ hoàn tất một văn bản dự thảo đề xuất thuế trong năm 2021.

Nguyên nhân một phần là do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã làm trì hoãn tiến trình này.

Ngoài ra, ông thừa nhận nỗ lực xây dựng thỏa thuận này còn vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phía Mỹ, trong khi đó tiến trình thương lượng kéo dài suốt 2 năm qua về cách thức nhằm đảm bảo các "đại gia" công nghệ phải chi trả mức thuế công bằng tại các nước nơi mà công ty hoạt động, kể cả trường hợp trụ sở công ty không đặt tại đó.

Hiện các công ty công nghệ của Mỹ gồm Google, Amazon, Facebook và Apple đang bị cáo buộc thu lợi tại nhiều nước có mức thuế thấp.

Việc không được được một thỏa thuận xây dựng quy định thuế toàn cầu đối với các công ty công nghệ đa quốc gia có thể khiến một số nước tự thúc đẩy chinh sách thuế quan đơn lẻ đối với các công ty này.

Mới đây nhất ngày 11/10, Indonesia đã yêu cầu 8 công ty, trong có Microsoft và Alibaba Cloud - một công ty con của Alibaba, phải trả 10% thuế giá trị gia tăng (VAT).

Một số nước châu Âu như Pháp và Anh cũng đã thông báo chính sách thuế của riêng các nước khi không có thỏa thuận toàn cầu đánh thuế các công ty công nghệ đa quốc gia.

Post a Comment

أحدث أقدم