Tuy nhiên, nhưng trang web việc làm lớn nhất của Thụy Điển là Indeed tiết lộ rằng: chế độ ngày làm 6 giờ của Thụy Điển không mang tính đột phá như mọi người nghĩ. Nếu tìm kiếm bằng từ khoá như "ngày làm việc 6 giờ" hay "tuần làm việc ngắn" ở Thụy Điển thì không có quảng cáo công việc nào ghi rõ vấn đề này.
Bà Tara Sinclair, chuyên gia kinh tế trưởng của Indeed cho rằng: kết quả này không có nghĩa việc làm 6 giờ một ngày ở Thụy Điển chỉ là tin đồn. Ngược lại, đây là một dấu hiệu cho thấy người Thụy Điển đã quá quen với việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Do đó, trong khi chủ đề "ngày làm 6 tiếng" lan truyền rất nhanh trên mạng internet và khiến cả thế giới trầm trồ thì với chính người Thuỵ Điển, thông tin này không hề gây sốc đến thế.
Theo chủ lao động tại một trung tâm của Toyota ở Gothenburg - thành phố lớn nhất Thụy Điển, công ty đã thực hiện chính sách ngày làm việc ngắn từ 10 năm trước. Kết quả là nhân viên cảm thấy hạnh phúc hơn, tỷ lệ người rời công ty thấp hơn trong khi lợi nhuận tăng lên.
Kết quả khả quan này làm một số công ty Thụy Điển khác cũng thử giảm số giờ làm việc và internet đã tràn ngập những lời kêu gọi cho xu hướng này ở nhiều nơi trên thế giới.
Người lao động Thụy Điển cũng có 25 ngày nghỉ mỗi năm. Các bậc phụ huynh có thể nghỉ đến 480 ngày phép trong trường hợp sinh hoặc nhận con nuôi.
Chỉ có 1% người Thụy Điển làm việc trên 50 giờ/tuần, trong khi ở Mỹ, tỷ lệ này là 11%. Tính ra, trung bình một người Thuỵ Điển làm việc ít hơn người Mỹ 144 giờ/năm.
Tại Thuỵ Điển, số lượng các công việc được quảng cáo là "thời gian linh hoạt" vẫn tiếp tục giữ mức ổn định trong hơn 2 năm qua, trong khi số lượt tìm kiếm cho từ khoá này giảm. Ngược lại, tại Mỹ, số lượng tìm kiếm thời gian làm việc linh hoạt tăng lên hàng năm.
Theo bà Tara Sinclair, tính linh hoạt không còn là quyền lợi chỉ có thể được đòi hỏi trong tiểu thuyết nữa mà nó là một phần mà công việc nào cũng mong đợi.
Tạp chí Lancet đã công bố một nghiên cứu y học cho thấy rằng làm việc liên tục trong nhiều giờ có liên quan đến bệnh tim và đột quỵ. Các công ty thực hiện chế độ làm việc 6 giờ/ngày năm ngoái chưa đưa ra bất cứ kết quả nào cho thấy năng suất lao động bị giảm đi. Nhưng nhà tâm lý học đã cảnh báo: số giờ làm việc trong ngày ít hơn có thể gây áp lực gia tăng đối với công nhân để đảm bảo làm nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn.
Trí thức trẻ/CafeF
إرسال تعليق