Điểm qua các xu hướng mới trong thương mại điện tử thế giới

Gần đây các mô hình kinh doanh TMĐT hấp dẫn nổi lên liên tục tạo thành một làn sóng. Các trải nghiệm mua sắm online mới vượt trội hơn so với việc chỉ  đưa ra một catalog đơn thuần đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Dưới đây là tóm tắt vài điểm mới trong các mô hình kinh doanh:

Các portal chuyên môn hóa

Etsy tập trung vào các mặt hàng thủ công, cho phép các doanh nghiệp nhỏ bán hàng online. Etsy  là “trái tim” của thương mại điện tử. Nó đã tạo ra một cộng đồng lớn mạnh xung quanh các mặt hàng thủ công và một ngành sản xuất bền vững. Vài thống kê thú vị về Etsy:
·         Năm 2011, doanh số tăng 80 % so với 2010 ( tỉ lệ trung bình trong ngày là 10-30%)
·         Etsy có hơn 15 triệu lượt khách thăm thời điểm giữa Black Friday và Cyber Monday ( thời điểm các cửa hàng giảm giá)
·         Lượng traffic trên di động của Etsy nă 2011 tăng 350% so với 2010.

Tại sao Etsy lại thành công đến thế? Thay vì bán nhiều thứ, Etsy chỉ tập trung vào một cộng đồng. Nhiều thương gia đã bắt đầu chán ngấy giao diện cũ kĩ và sự thiếu tập trung vào người bán của Ebay. Etsy đã tạo ra ý thức về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn hóa các cải tiến kĩ thuật và trải  nghiệm của người dùng.


Design it yourself

Năm 2011, rất nhiều hãng đã nhảy vào thị trường design-it-yourself ( tự thiết kế sản phẩm). Những trang này cho phép các nhà thiết kế và blog thời trang quản lý thiết kế sản phẩm. Vài cái tên như: Happy Toy Machine, Define my Style, Ocozy và Style Rocks đều được ra mắt năm 2011. Design-it-yourself thực sự phù hợp cho các loại sản phẩm đa dạng về chức năng và kiểu dáng như thời trang, thức ăn, đồ chơi và nội thiết.

Vậy thị trường design-it-yourself lớn cỡ nào? Nhiều chỉ số đã cho thấy xu hướng tăng trưởng trong thị trường này. Một báo cáo gần đây của Forrester chỉ ra: Các sản phẩm có nhiều tùy chọn đang ngày càng được quan tâm. Hơn 35% người tiêu dùng online ở Mỹ quan tâm tới việc tùy chỉnh các tính năng của sản phẩm hoặc việc mua sắm các sản phẩm được đặt làm  theo quy cách của riêng họ.

Social commerce

Thương mại xã hội bắt đầu trở thành xu hướng chính, cơ bản là do các nhà bán lẻ đưa vào trang của họ chức năng share và like trên Facebook.


Copious, một startup mới ở San Francisco, tập trung vào việc giải quyết vấn đề cố hữu trong ngành thương mại điện tử đó là lòng tin. Người mua hàng muốn chắc chắn rằng họ nhận được những gì họ trông đợi từ các thương gia uy tín. Copious gia nhập mạng lưới Facebook của bạn để giúp bạn bớt lo lắng hơn bằng cách cho thấy mạng lưới “6 độ phân cách” ( “6 degrees of seperation”, lý thuyết cho rằng có thể kết nối 2 người bất kì trên thế giới thông qua nhiều nhất là 6 người trung gian) của bạn từ người mua.

Các thiết kế được chọn lọc

Fab.com đưa  khái niệm daily deals lên một nấc mới qua việc tập trung không chỉ vào các deals mà còn cả các thiết kế xuất sắc. Cốt lõi mô hình kinh doanh và thành công của Fab có thể là do nhu cầu tập trung vào loại hình shopping rộng nhưng phân loại rõ ràng. Thật vậy, quản lý nội dung là một phương pháp tiếp cận mới đối với những khách hàng đã phát chán với việc tìm kiếm sản phẩm và các email quảng cáo deals.

Một mô hình TMĐT thúc đẩy sức mạnh  của chọn lọc nội dung là subcription. Subcription commerce cung cấp một giải pháp cho những khách hàng không muốn tới khu mua sắm. Ví dụ điển hình là Trunk Club và Manpacks.

Những mô hình TMĐT trên đều có một điểm chung, đó là “lấy con người làm trung tâm”. Những hãng này không phải là công ty công nghệ hay công ty sản xuất, mà là công ty dịch vụ. Họ phục vụ thị trường đã bị bỏ qua bởi  những khu thương mại, buôn bán khác.

·         Tập trung vào cộng đồng: Các portal chuyên môn hóa như Etsy tập trung khai thác nhu cầu của một phân khúc khách hàng cụ thể.
·         Khuyến khích sáng tạo: Các trang design-it-yourself tập trung vào việc mời khách hàng tham gia với vai trò nhà thiết kế.
·         Tạo dựng niềm tin: Các trang xã hội như Copious tập trung nâng cao niềm tin của khách hàng bằng cách bảo đảm uy tín của người bán hàng.
·         Chỉnh sửa nội dung: Các trang kinh doanh daily deals tập trung cung cấp các lời khuyên về phong cách bên cạnh các deals.

Kim Kardashian và văn hóa người nổi tiếng

Người ta nhận thức được mối liên hệ giữa các thương hiệu và xa xỉ và sự hâm mộ người nổi tiếng. Giờ đây bạn có thể thực hiện ước mơ sống theo phong cách của các “sao” bằng cách mặc đồ có xuất xừ từ cùng một thương hiệu với họ hay mua các sản phẩm họ “thiết kế”…Người nổi tiếng ngày càng có tầm ảnh hướng lớn hơn vì họ ít được coi như những người marketing, mà được coi là những doanh nhân nhiều hơn. Như thể là họ thành lập ra công ty chứ không phải là vị trí của thương hiệu.

Dùng thử trước khi mua

Warby Parker vượt qua rào cản là sự ngại ngần của khách hàng khi phải mua kính thuốc qua mạng bằng dịch vụ dùng thử miễn phí tại nhà trong 5 ngày với 5 sản phẩm. Các dịch vụ subscription như Birchbox tạo ra nhu cầu bằng cách đưa ra các mẫu dùng thử cho khách hàng, các dịch vụ đầy đủ thì được bán trên các shop online.

Gamification

Gamification là việc đưa các thiết kế, đồ họa mang hơi hướng của game vào các ứng dụng, website, dịch vụ… để khiến chúng thú vị và hấp dẫn hơn. Sử dụng gamification trên trang web khiến trải nghiệm mua hàng của người mua tốt hơn. Khi khách hàng trả tiền mua sản phẩm họ mong muốn được nhận những trải nghiệm tốt nhất có thể.

Sản phẩm trực quan Trong các game đua xe, trước khi đưa ra quyết định chọn xe, bạn có thể xem xét tất cả các loại xe từ mọi góc độ qua các hình ảnh trực quan. Vậy tại sao lại không trình bày các sản phẩm của bạn theo cách đó thay vì chỉ đưa ra một tấm ảnh đơn giản? Việc đưa ra các hình ảnh trực quan tử mọi góc độ giúp khách hàng có thể quan sát kĩ hơn sản phẩm, đôi khi có thể họ sẽ nhận ra một điểm nào đó của sản phẩm khiến họ gật đầu muốn mua ngay tức khắc.


Minh họa sản phẩm Có thể áp dụng giao diện không gian của The Sims, Farmvile… vào việc minh họa sản phẩm. Nếu bạn kinh doanh ghế trường kỷ, tại sao không minh họa sản phẩm trong không gian một căn phòng với những sản phẩm kèm theo? Cách này có thể làm tăng doanh số và giảm tỉ lệ các sản phẩm trả lại vì lý do không phù hợp với các đồ nội thất khác. Không những thế, nó còn giúp khách hàng dễ dàng tưởng tượng, hình dung ra sản phẩm của bạn trong căn phòng của họ, do đó dễ quyết định hơn. Ngoài ra, phương pháp này còn khuyến khích họ mua thêm các mặt hàng kèm theo khác.


Chương trình khách hàng trung thành  Hãy nhìn vào ví và đếm số thẻ khách hàng trung thành mà bạn có… Tất cả các thẻ này đều được cung cấp với mục đích lôi kéo bạn trở lại cửa hàng cũ, nơi bạn sẽ được giảm giá hoặc nhận quà tặng. Ngày nay, gamification trong thương mại điện tử thay đổi sự “trung thành” thành sự ràng buộc. Các ứng dụng đưa ra coupon dựa trên đựa điểm như Foursquare, gowalla, Shopkick không quan tâm đến một doanh nghiệp hay một loại khách hàng cụ thể mà dựa trên địa điểm  mà bạn đang ở đó.  Giống như ý tưởng về dịch vụ drive-through những năm 1930,bạn chỉ việc ngồi thoải mái trong ô tô, lái xe tới cabin để mua đồ ăn thì giờ đây mọi tiện nghi đều nằm trong các thiết bị di động hoặc máy tính. Ngày nay mọi thứ đều thay đổi theo hướng social media. Thấu hiểu sự ràng buộc là vô cùng cần thiết vì hiện nay rất nhiều người dùng truyền thông xã hội. Họ có mặt ở Facebook, Twitter, LinkedIn… Mục đích của bạn là ràng buộc  khách hàng của bạn ở những nơi họ sử dụng hàng ngày và cảm thấy thoải mái nhất, tận dụng toàn bộ ràng buộc của bạn và các hành vi của họ.

Dòng hiển thị quá trình

Một kĩ thuật hữu ích khác là hiển thị các giai đoạn trong quá trình mua hàng. Điều này cần được chú trọng bởi đôi khi khách hàng có thể bỏ dở giữa chừng việc mua sắm nếu họ thấy quá trình mua hàng quá phức tạp hoặc không trực quan. Nếu khách hàng phải trải qua rất nhiều bước, nhưng họ có thể thấy mình đang ở giai đoạn nào trong cả quá trình mua hàng, họ sẽ có động lực hơn để hoàn thành nốt các bước còn lại. Do đó, cách này giúp tăng tỉ lệ các giao dịch được hoàn thành.


Ngoài ra, ví dụ phổ biến nhất về sử dụng gamification là các huy hiệu. Có thể áp dụng cách này trong TMĐT bằng việc trao cho các khách hàng cũ các huy hiệu ( chẳng hạn như “khách hàng danh dự”)  có giá trị chiết khấu.

Các xu hướng sáng tạo trong thương mại điện tử trên nhìn chung đều nhằm tối ưu hóa sự thỏa mãn của khách hàng trong các trải nghiệm mua sắm. Bởi bên cạnh chất lượng sản phẩm, đó cũng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định liệu người tiêu dùng có chịu móc hầu bao để mua sản phẩm hay không.

Post a Comment

أحدث أقدم