Kỳ 1: Thị trường bất động sản ven biển đã đến thời “đảo chiều”?
Các tín hiệu “ấm” dần lên của thị trường bất động sản nói chung sau loạt chính sách gỡ nút thắt pháp lý và hạ lãi suất quyết liệt, cộng hưởng với sức bật mạnh mẽ của ngành du lịch và giải ngân đầu tư công khởi sắc, đang đưa phân khúc BĐS ven biển nhanh chóng quay trở lại đường đua.
BĐS ven biển:
“Vàng thật không sợ lửa”
Liên tục
17 năm, Knight Frank đều “ưu ái” xuất bản báo cáo riêng về BĐS hướng thủy trên
toàn cầu (Global Waterfront), bởi đây là phân khúc sở hữu giá trị bất biến và
tiềm năng hấp dẫn trước mọi biến động thời cuộc. Trong đó, BĐS ven biển luôn dẫn
đầu về giá trị so với 3 loại BĐS ven sông, hồ và cảng. Năm 2023 cũng không ngoại
lệ, thậm chí, giá trung bình của BĐS ven biển đã cao hơn 76% so
với ngôi nhà tương tự trong đất liền - tăng so với mức 63% của năm 2022.
Phóng
chiếu vào “xứ sở du lịch biển” Việt Nam, BĐS ven biển cũng được đông đảo nhà đầu
tư cá mập ưa chuộng hàng đầu, bởi 2 lý do: khẩu vị cá nhân và tầm nhìn xa trông
rộng. Đầu tiên, so với “bỏ tiền vào đất ven đô” chỉ thuần túy chờ tăng giá sinh
lời, nhà đầu tư còn tìm kiếm giá trị “second home” đa năng vừa tích sản - nghỉ
dưỡng - kinh doanh - cho thuê chỉ có ở BĐS ven biển. Với quỹ đất dọc 3.260 km
ven biển chiếm chưa đầy 0,1% diện tích cả nước và ngày càng thu hẹp, các “cá mập”
càng khát khao săn tìm và sưu tập, bởi mức độ khan hiếm đặc biệt của phân khúc này.
Thứ hai,
du lịch đang được xác định là ngành mũi nhọn phát triển kinh tế Việt Nam, hiện
đóng góp 9,2% GDP và đặt mục tiêu đạt 14-15% GDP đến năm 2030, theo Nghị quyết
29-NQ/TW đề ra. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đã và đang đẩy mạnh đầu tư
công vào hàng loạt cơ sở hạ tầng đường bộ - thủy - không, tạo điều kiện cho du
lịch cất cánh.
Cụ thể,
tuyến đường bộ ven biển dài 3.041 km đi qua 28 tỉnh đã dần hoàn thiện sau
nhiều năm thi công, mở ra cơ hội phát triển cho nhiều địa phương. Cùng với đó
là hàng loạt sân bay được xây mới hoặc nâng cấp ở Phú Quốc, Bình Thuận, Quảng
Trị, Quảng Bình, Vũng Tàu… và mới đây nhất, xây thêm nhà ga công suất 5 triệu
khách có vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng ở Phú Yên. Tháng 7/2023 vừa qua, Phó Thủ tướng
Trần Hồng Hà cũng đã ký Quyết định số 886/QĐ-TTg, trong đó, ưu tiên đầu tư 29 dự
án cảng biển hơn 31.000 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Cùng với
đầu tư công đồng bộ, nhu cầu nghỉ dưỡng biển của du khách cũng ngày tăng cao, bảo
chứng cho tiềm năng sinh lời bền vững của các sản phẩm bất động sản du lịch. Năm
2022, lượng khách nội địa cả nước đạt 101,3 triệu lượt khách - gấp 120% so với “đỉnh
trước dịch” 85 triệu lượt khách vào năm 2019. Sau 7 tháng đầu năm 2023, khách nội
địa tiếp tục đạt 76,5 triệu lượt - tăng gần 150% so với mức 52,4 triệu lượt của
cùng kỳ năm 2019. Riêng tháng 7/2023 vừa qua, khách quốc tế cũng đạt mức cao nhất
sau 1,5 năm mở cửa trở lại nhờ các quyết sách kích cầu mới của ngành du lịch.
Có thể
nói, BĐS ven biển là “vàng thật không sợ lửa” gắn liền với giá trị khan hiếm,
nhu cầu nghỉ dưỡng thực và bệ phóng vững chắc từ cơ sở hạ tầng mới, tạo cho nhà
đầu tư sự an tâm khác biệt so với đất nền ven đô sốt ảo và vỡ trận “không vì lý
do gì”. Thực tế cũng đã chứng minh, BĐS ven biển không ngừng gia tăng giá trị bền
vững theo thời gian và không sụt giảm giá trị, dù thị trường biến động mạnh mẽ
gần 2 năm qua.
Tuy
nhiên, giai đoạn lướt sóng BĐS ven biển và “ăn lãi theo ngày” đã đi qua, nhà đầu
tư hiện nay nên xác định tầm nhìn đầu tư trung và dài hạn, quan sát các tín hiệu
chỉ dẫn hồi phục của thị trường để xuống tiền đúng thời điểm.
Loạt tín hiệu
“đảo chiều” từ thị trường
Theo các
chuyên gia, điểm huyệt lớn nhất của thị trường bất động sản là lãi suất và
room tín dụng. Nhìn lại một năm qua, cả thị trường rơi vào trạng thái “căng
như dây đàn”, tín dụng bị thắt chặt với lãi suất cao ngất ngưởng, áp lực dòng
tiền ở các doanh nghiệp gia tăng, trong khi các dự án bị ách tắc do vướng pháp
lý. Song đến hiện tại, các tín hiệu tích cực ở thời điểm này đang tạo bệ phóng
cho giá bất động sản “đảo chiều” tăng trở lại vào cuối năm nay trở đi.
Xoay
quanh thời điểm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt vấn đề “lạm phát năm 2022
chỉ tăng 3,15% nhưng lãi suất huy động đến 9% thì quá vô lý” tại phiên thảo luận
tổ về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) hồi tháng 6/2023, Ngân
hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm lãi suất điều hành 4 lần. Trong tháng
8/2023, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành Công văn 6385/NHNN/CSTT về giảm lãi suất
cho vay, trong đó yêu cầu giảm lãi suất cho vay từ 1.5 - 2%/năm theo chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.
Thực hiện
chỉ đạo, các ngân hàng "big 4" hiện đã đưa lãi suất kỳ hạn 12 tháng
xuống còn 5,5%/năm, quay về mức cực thấp của thời điểm bất động sản đạt đỉnh bùng
nổ. Lãi suất huy động giảm sẽ khiến người dân chuyển dịch dòng tiền, tìm đến
các kênh đầu tư khác có mức sinh lời hấp dẫn hơn, như bất động sản và chứng
khoán. Trong khi đó, lãi suất cho vay “hạ nhiệt” sẽ giúp doanh nghiệp bất động
sản tiếp cận nguồn vốn giá rẻ và tăng thanh khoản dự án, cũng như cho phép nhà
đầu tư tận dụng đòn bẩy tài chính tốt hơn.
Đáng chú
ý là dư địa giảm lãi suất vẫn còn. Ngay thời điểm này, lãi suất liên ngân hàng
đã chạm đáy rồi đi ngang (thời hạn qua đêm và dưới 1 tháng tiệm cận mức 0%) do
dư thừa thanh khoản trong hệ thống, tạo điều kiện để tiếp tục hạ lãi suất cho
vay và mở ra một chu kỳ “tiền rẻ” mới.
Điểm
huyệt thứ 2 nằm ở nút thắt pháp lý. Song từ đầu năm
đến nay, Chính phủ đã mạnh tay đưa ra hàng loạt chính sách nhất quán, thể hiện
quyết tâm gỡ ách tắc cho thị trường và bước đầu gặt hái những hiệu quả nhất định.
Nổi bật
phải kể đến Nghị quyết 33/NQ-CP về các giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường
bất động sản phát triển; Nghị định số 08/2023/NĐ-CP tháo gỡ các vấn đề về trái
phiếu bất động sản; Nghị định 10/2023/NĐ-CP về sửa đổi và bổ sung một số điều của
các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai… Theo kế hoạch đã được Quốc hội
ban hành tại Nghị quyết số 50/2022/QH15, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã trình
Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022), cho ý kiến lần thứ
hai tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6
(tháng 10/2023 tới).
Riêng đối
với BĐS nghỉ dưỡng biển, Nghị định 10/2023/NĐ-CP đã chính thức cấp sổ hồng
condotel, officetel và shophouse từ ngày 20/5/2023. Các địa phương đang trong
quá trình ngâm cứu thực thi và một khi nghị định này thực sự “ngấm” toàn diện, sức
cung - lực cầu tăng sẽ làm giao dịch trên thị trường trở lên nhộn nhịp hơn với
kịch bản tăng giá bán bắt đầu từ cuối 2023.
Ngoài ra,
Thủ tướng Chính phủ mới đây còn ban hành Công điện số 749/CĐ-TTg ngày 18/8/2023
về việc chỉ đạo các sở ban ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu
tư công những tháng cuối năm 2023. Thời điểm đó, giải ngân đầu tư công tuy có
tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2022, song lũy kế đầu năm đến tháng 7/2023 ước giải
ngân hơn 268.000 tỷ đồng, mới đạt 37,9% kế hoạch được giao. Ngay sau khi công
điện ra, giải ngân vốn đầu tư công lũy kế đến tháng 8/2023 đã tăng vọt
lên 352.100 tỷ đồng, bằng 49,4% kế hoạch năm. Một khi ngân sách đầu tư hạ tầng
giao thông được được bơm ra hết, chắc chắn sẽ mang đến những cú huých mạnh mẽ
cho thị trường bất động sản trong tương lai.
Theo
đánh giá chung, thị trường bất động sản đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất, “ấm
dần lên” cùng với niềm tin của khách hàng đang được vực dậy. Điều này cũng dễ
thấy phần nào khi quan sát nhóm cổ phiếu bất động sản sau thời gian dài ảm đạm
đã liên tục nhuộm sắc xanh suốt nhiều tháng qua, bởi thị trường chứng khoán là
nơi phản ánh nhạy bén kỳ vọng tương lai của nhà đầu tư. Nhiều mã thậm chí chứng
kiến phiên “tăng bốc” kịch trần, dòng tiền đổ vào dồn dập sau mỗi thông tin tốt
hỗ trợ thị trường, sau dư âm mỗi cuộc họp “giải cứu” của Chính phủ.
Ngành bất
động sản hiện đang đóng góp 11% GDP, có quan hệ mật thiết với nhiều ngành nghề
kinh tế khác và tạo ra nhiều việc làm, do đó “không thể không giải cứu”. Bất chấp
các kỳ suy thoái của thị trường, bất động sản vẫn là kênh đầu tư được yêu thích
nhất của đa số người Việt.
Nhiều chuyên
gia cho rằng, thị trường đã ổn định ở vùng giá hấp dẫn và là thời điểm xuống tiền
tương đối thành công. Đồng thời, cũng khuyến nghị nhà đầu tư nếu quan tâm sản
phẩm ở khu vực hoặc dự án nào, có thể xem xét mức giá giảm ở ngưỡng phù hợp với
khả năng của mình và nên ra quyết định sớm. Bởi một khi thị trường “đảo chiều”
thì chỉ có nối dài đà tăng chứ khó giảm, người chần chừ “dò đáy” sẽ là người đi
sau.
Ngoài
ra, nhà đầu tư có thể cơ cấu lại danh mục, ưu tiên lựa chọn các sản phẩm bất
động sản ven biển hiện đã “sẵn” pháp lý vững vàng tại các thị trường có nhiều
động lực tăng trưởng. Bởi, một khi các dự án đang tắc pháp lý được khơi thông và
cấp sổ hồng đồng loạt, thị trường chắc chắn sẽ ấn định mức giá nhảy vọt mới,
nhà đầu tư khi đó mới tham gia sẽ phải co rút lại lợi nhuận.
Đón đọc “Kỳ 2: Đi tìm thị trường bất động sản ven biển ‘ngủ quên’ trước thời điểm đảo chiều”
Đăng nhận xét