Giờ họ (Rebag) một startup trong lĩnh vực mua bán hàng thời trang cao cấ pđầu tư cả AI để định giá hàng hiệu cũ, đẩy mạnh thêm công việc kinh doanh.

Đã có một thời, việc định giá những món hàng “secondhand” (đã qua sử dụng), đặc biệt là những chiếc túi thương hiệu thời trang xa xỉ như Chanel hay Goyard, là cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên hiện nay, người mua có thể yên tâm và tự tin không bị mua hớ với ứng dụng định giá Clair AI.

Rebag, một startup trong lĩnh vực mua bán hàng thời trang cao cấp, là đơn vị phát hành ứng dụng này. Theo đó, Clair AI cho phép người dùng chụp hình những chiếc túi xách, hoặc tải ảnh trực tuyến, sau đó ngay lập tức đưa ra được giá bán lại (resale) của chiếc túi này. Nếu khách hàng có nhu cầu bán, Rebag cũng cam kết sẽ trả đúng với giá mà ứng dụng hiển thị. Dĩ nhiên không áp dụng trong trường hợp hàng giả hoặc có lỗi lớn mà khách hàng cố tình che giấu.

Theo thông tin, Clair AI sử dụng công nghệ nhận diện hình ảnh. Đây không chỉ là một bước tiến lớn của riêng Rebag, mà còn cho toàn ngành resale. Bởi trong ngành này, việc định giá hàng secondhand chính là một trong những mối quan tâm lớn nhất.

Ngay từ khi thành lập Rebag năm 2014, nhà sáng lập kiêm CEO Charles Gorra đã bắt đầu ấp ủ Clair. Với những nghiên cứu về sàn thương mại resale, anh hiểu được khách hàng luôn gặp khó khăn trong việc xác định giá cả của một món hàng secondhand.

Khác với những nền tảng resale khác, Rebag có sở hữu kho hàng riêng, thay vì lưu hàng ký gửi. Rebag mua lại hàng trực tiếp từ các cá nhân, tập trung chủ yếu vào túi xách, phụ kiện, đồng hồ của 60 thương hiệu thời trang hàng đầu. Sau đó, Rebag sẽ bán lại các món hàng này trên website. Mức giá dao động từ 500 cho đến hàng ngàn USD.



Rebag không tiết lộ mức lợi nhuận trong từng đơn hàng của mình, tuy nhiên nhiều người cho biết lợi nhuận của họ cũng ngang ngửa các đối thủ khác trong ngành, tầm từ 10% - 30% so với giá bán.

Năm ngoái, Rebag huy động thành công 15 triệu USD vòng gọi vốn Series D, nâng tổng vốn đầu tư lên con số 68 triệu USD. Hiện tại Rebag có 7 cửa hàng tại New York, Los Angeles và Miami. Tại đây, khách hàng có thể đồng thời mua và bán lại hàng hóa.

Trong 6 năm hoạt động của mình, Rebag đã mua vào bán ra hàng nghìn chiếc túi xách cao cấp. Vậy nên họ sở hữu kho dữ liệu khổng lồ về giá cả dựa theo thương hiệu, mẫu mã, tuổi đời và điều kiện. Kho dữ liệu này giúp Clair AI có thể nhận diện hơn 15.000 loại túi xách và định giá chính xác 91%. Còn đối với các loại phụ kiện và đồng hồ, người dùng có thể nhập thông tin thủ công và nhận báo giá.

Đến thời điểm hiện tại, Clair AI không có tính năng nhận biết hàng giả. Tuy nhiên nếu hình ảnh một chiếc túi không giống với túi thật trên thị trường, ứng dụng sẽ loại bỏ hình ảnh và từ chối báo giá. Tuy nhiên nếu một chiếc túi giả được làm khéo, thì vẫn có thể qua mặt Clair AI.

Gorra chia sẻ: “Clair AI là ứng dụng miễn phí, vì chúng tôi hy vọng ai cũng có thể dùng để định giá các sản phẩm, dù cho họ có mua hàng ở Rebag hay không. Tất cả dữ liệu này giúp chúng tôi cải thiện ứng dụng và nắm bắt thị hiếu khách hàng.”

Dĩ nhiên, Clair AI vẫn là một cách thúc đẩy kinh doanh của Rebag. Sự tò mò có thể biến người dùng trở thành khách hàng của Rebag. Trong phiên bản đầu tiên ra mắt, hàng chục nghìn người đã sử dụng Clair, kéo theo doanh thu Rebag tăng vọt. Tuy nhiên, Gorra tin rằng ứng dụng này không chỉ có lợi cho khách hàng, cho Rebag mà còn có lợi cho ngành resale hàng xa xỉ hiện vẫn còn đang ở thời kỳ sơ khai.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn