Ký kết và quản lý quy trình ký hợp đồng theo cách thức truyền thống gây ra nhiều hạn chế về thời gian và gián đoạn với trường hợp bất khả kháng, vì thế, hợp đồng điện tử sẽ là giải pháp thích hợp nhất cho các doanh nghiệp hiện nay.
Đại dịch Covid-19 vừa qua khiến mọi hoạt động của doanh nghiệp bị ngưng trệ và chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ công việc đang triển khai. Ngoài ra, việc quản lý, tổng hợp, lưu trữ và trích xuất kho dữ liệu vật lí truyền thống cũng gây mất rất nhiều thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp. Nhằm giải quyết vấn đề một cách triệt để cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn bình thường mới, giải pháp hợp đồng điện tử, giúp tự động hóa quy trình ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, đối tác, cá nhân, tối ưu vận hành và nâng cao trải nghiệm khách hàng vừa được triển khai.
Hệ thống này cho phép thực hiện toàn bộ quy trình từ khởi tạo hợp đồng, xác định vai trò ký, ký kết và lưu trữ, quản lý hợp đồng trên cùng một nền tảng số. Doanh nghiệp dễ dàng thực hiện ký kết các hợp đồng đơn lẻ hay ký hàng loạt không giới hạn số lượng hợp đồng cùng lúc chỉ trong thời gian tính bằng phút. Với hợp đồng yêu cầu nhiều cấp phê duyệt và ký, giải pháp này có thể giúp tạo luồng ký tự động phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ký kết bằng cách sử dụng chữ ký số USB token, chữ ký số trên nền tảng đám mây hay ký bằng ảnh.
Theo các chuyên gia, việc chuyển đổi từ phương thức ký truyền thống sang ký hợp đồng điện tử từ xa, doanh nghiệp có thể giảm tới 70% chi phí, 70% thời gian ký kết nhờ ký kết không giấy tờ - không gián đoạn. Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh, điền các nội dung trực tiếp, phê duyệt trên nhiều cấp trực tuyến trên nhiều thiết bị. Đặc biệt, quy trình ký kết được thông báo tự động tới người tham gia ký mà không cần có tài khoản trên hệ thống. Ngoài ra, các hợp đồng được lưu lại trên nền tảng số, tạo sự tiện lợi trong quản lý, lưu trữ và tìm kiếm.
Từ năm 2005, Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 đã thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử, Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực về chữ ký số. Bên cạnh đó, hệ thống áp dụng các biện pháp bảo mật chống tấn công và mất mát dữ liệu 24/7, doanh nghiệp có thể yên tâm khi thực hiện quy trình ký hay lưu trữ quản lý hợp đồng trên nền tảng.
Hệ thống này cho phép thực hiện toàn bộ quy trình từ khởi tạo hợp đồng, xác định vai trò ký, ký kết và lưu trữ, quản lý hợp đồng trên cùng một nền tảng số. Doanh nghiệp dễ dàng thực hiện ký kết các hợp đồng đơn lẻ hay ký hàng loạt không giới hạn số lượng hợp đồng cùng lúc chỉ trong thời gian tính bằng phút. Với hợp đồng yêu cầu nhiều cấp phê duyệt và ký, giải pháp này có thể giúp tạo luồng ký tự động phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ký kết bằng cách sử dụng chữ ký số USB token, chữ ký số trên nền tảng đám mây hay ký bằng ảnh.
Theo các chuyên gia, việc chuyển đổi từ phương thức ký truyền thống sang ký hợp đồng điện tử từ xa, doanh nghiệp có thể giảm tới 70% chi phí, 70% thời gian ký kết nhờ ký kết không giấy tờ - không gián đoạn. Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh, điền các nội dung trực tiếp, phê duyệt trên nhiều cấp trực tuyến trên nhiều thiết bị. Đặc biệt, quy trình ký kết được thông báo tự động tới người tham gia ký mà không cần có tài khoản trên hệ thống. Ngoài ra, các hợp đồng được lưu lại trên nền tảng số, tạo sự tiện lợi trong quản lý, lưu trữ và tìm kiếm.
Từ năm 2005, Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 đã thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử, Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực về chữ ký số. Bên cạnh đó, hệ thống áp dụng các biện pháp bảo mật chống tấn công và mất mát dữ liệu 24/7, doanh nghiệp có thể yên tâm khi thực hiện quy trình ký hay lưu trữ quản lý hợp đồng trên nền tảng.
Đăng nhận xét