Execution hay còn được gọi là hình thức thể hiện hay triển khai. Nói cách khác, thuật ngữ Execution trong Marketing là cách những Marketers triển khai dự án từ Idea và cả Concept. Dù vậy, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu hết Execution để bắt tay vào làm một cách hiệu quả.
Nắm bắt tốt Execution là một điều quan trọng giúp bất cứ ai chinh phục thành công chiến dịch truyền thông. Thực hư thế nào, hãy cùng giải mã khái niệm Execution là gì ở bài viết dưới đây.
Execution là gì? Tầm quan trọng của Execution trong Marketing?
Các nhãn hàng luôn muốn truyền tải thông điệp, câu chuyện in dấu bản sắc thương hiệu tới người tiêu dùng. Từ đó câu chuyện ấy sẽ tác động đến nhận thức, hành vi mua hàng. Ở đây, Execution chính là việc kể câu chuyện đó như thế nào. Ngoài ra Execution còn bao gồm phương thức, phương tiện truyền tải thông tin. Nói chung là tất tần tật những bước từ khi lên Concept cho đến khi hoàn thành chiến dịch quảng cáo để đến với tay người tiêu dùng. Do đó, làm Marketing có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình Execution.
Execution là gì? (Nguồn: AdPushup)
Các thương hiệu coi Execution như là một thứ vũ khí lợi hại trong quá trình tiếp thị. Nhờ vào Execution, khách hàng nhớ tới thông điệp một cách mạnh mẽ. Ngoài ra, Nếu Execution plan tốt, họ còn giữ chân được khách hàng và khiến họ phải đồng ý và tán thành và lan tỏa thông điệp ấy rộng rãi hơn.
Mối quan hệ bền chặt giữa Idea, Concept và Execution trong Marketing
Rất nhiều Marketers nhầm lẫn 3 khái niệm này. Có những người còn coi 3 khái niệm này là 3 cá thể riêng biệt, vì thế dẫn đến sự thất bại trong tiếp thị. Nhưng trên thực tế, để tạo nên một chiến dịch truyền thông hiệu quả, các nhà tiếp thị cần hiểu rõ mối quan hệ bổ trợ và tính logic chặt chẽ của Idea, Concept và Execution.
Mối quan hệ bền chặt giữa Idea, Concept và Execution trong Marketing là gì (Nguồn: InmarcAdvertising)
Một cách khái quát, hiểu được Execution là gì, cần được triển khai sao cho Concept và Idea không trở nên vô nghĩa. Nếu phân tích một chiến dịch theo dạng sơ đồ cây, Concept là gốc rễ. Từ Concept sẽ triển khai ra các cành, gọi là Idea. Người làm Marketing sẽ cần phải chăm sóc cây để làm sao cây phát triển và thu về những hiệu quả. Nói cách khác, họ cần thực thi kế hoạch dựa vào khung có sẵn. Concept sẽ là việc nhãn hàng muốn nói, truyền tải điều gì. Trong khi hình thức như thế nào là vai trò của Execution.
Ví dụ, Concept đặt ra là làm một đoạn quảng cáo sữa đặc có hai nhân vật cà phê và sữa đặc. Từ Concept đó, chúng ta mới triển khai Execution thành câu chuyện. Rằng sữa đặc sẽ thường không chỉ được một mình. Nó sẽ hay được pha với cà phê cho ra vị ngon hơn. Tưởng tượng sữa đặc là một cô gái, cà phê là một chàng trai. Khi hai người hòa quyện với nhau sẽ mang hình ảnh tình yêu. Tình yêu ấy kết hợp cho ra một loại cà phê sữa ngon lành. Từ đây người xem sẽ thấy được xuyên suốt câu chuyện mà nhãn hàng muốn gửi gắm tới.
Từ mỗi Idea, Concept thì có hàng trăm cách triển khai. Mỗi cách triển khai là một Execution. Mỗi Execution trong Marketing đó cần phải có một nội dung xuyên suốt, một hình thức thể hiện nổi bật để không lệch khỏi Idea, Concept. Giống như việc chúng ta cần chăm sóc cái cây mà nền tảng là Idea, Concept đã có. Chứ không thể hàng ngày đi tưới nước một cái cây khác được.
Brainstorming Execution – chỉ cần nghĩ là sẽ ra?
Trong công đoạn lên kế hoạch thực thi, chắc chắn 1 phương án thì không thể đủ. Nhưng khi cố gắng nghĩ những phương án khác thì chúng ta dễ rơi vào tình trạng “bí ý tưởng”. Đừng bao giờ nghĩ rằng ý tưởng sẽ xuất hiện theo cảm hứng, bởi deadline thì không chờ ai cả. Trên thực tế, việc brainstorm cũng cần quy trình và một vài những quy tắc bất-di-bất-dịch.
Thứ nhất là bắt tay vào giải case. Từ Idea và Concept đã có, thì Execution trong Marketing nên đi theo hướng mềm mại hay theo kiểu bụi bặm, nghịch lý, táo bạo? Nên có mood và tone giọng như thế nào? Nên triển khai một Execution mới toanh hay đi theo một lối cũ nhưng nghiên cứu làm theo cách khác? Bên cạnh việc giải case, chúng ta cũng cần bắt buộc phải tiến hành research. Bởi vì “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” mà. Ngoài hiểu rõ bản thân, sản phẩm và đường đi nước bước của chính mình, chúng ta còn cần dành thời gian để tìm tòi xu hướng nào đang thịnh hành, đối thủ của mình đang áp dụng những phương thức nào, cùng với đó là hiệu quả của những phương án đó ra sao? Từ đây mới có thể vạch được con đường đúng đắn nhất.
Brainstorming Execution – chỉ cần nghĩ là sẽ ra? (Nguồn: Newview)
Bước tiếp theo là brainstorm chi tiết. Nếu bạn còn đang bí ý tưởng, hãy đi theo những mẹo nhỏ sau. Tips mà các Marketers hay dùng nhất chính là ghi ra mọi điều lóe lên trong đầu bạn vào giấy note. Tưởng chừng như vô nghĩa, nhưng biết đâu những ý tưởng nhỏ như vậy sẽ là chìa khóa dẫn tới cách giải bài tập lớn? Hoặc các bạn có thể vẽ ra những hình ảnh xuất hiện trong đầu thay vì chữ viết. Có nhiều khi ý tưởng Execution thật khó diễn tả bằng lời mà chỉ có thể dùng hình vẽ để biểu diễn.
Execution plan là gì (Nguồn: Sanxuatsotay)
Có nhiều nhà khoa học còn nghiên cứu rằng nếu bạn thử viết bằng tay-không-thuận, thì bộ não sẽ có thể cắt xén các ý tưởng phù hợp với dự án mà mình đang làm. Hay như việc thay đổi đồng hồ sinh học một chút. Bạn không làm việc vào lúc 8 giờ sáng, mà thay vào đó là thức giấc lúc 5 giờ sáng. Não của chúng ta sẽ vận hành theo một cách thức mới. Từ đây các ý tưởng trong quá trình execution mới dồi dào hơn. Dù brainstorm Execution là gì theo hướng nào thì các bạn cũng nhớ điểm mấu chốt là bám sát Idea cũng như Concept mà đã vạch ra.
Có thể nói Execution gần như là công đoạn cuối cùng để nhãn hàng tung hết chiêu trò thu hút người tiêu dùng. Đây cũng là “đất diễn” cho những người làm sáng tạo. Hiểu rõ về Execution là gì cũng như mối tương quan của nó trong hệ thống Idea, Concept sẽ giúp chúng ta đi đúng hướng. Từ đó tránh phải những sai lầm của việc làm Marketing không hiệu quả.
Đăng nhận xét