Garry Kasparov từng là Đại kiện tướng cờ vua hàng đầu thế giới trong 20 năm. Được đào tạo trong hệ thống Liên Xô, ông đã trở thành thầy hướng dẫn cho những kỳ thủ trẻ, người khởi xướng nhiệt thành cho bộ môn thể thao này.
Người làm kinh doanh có thể học tập điều gì những kỳ thủ hàng đầu?
Trong cờ vua, bóng đá, bóng chày, kinh doanh, chính trị - nhưng không phải với chiến tranh, điều mà Thiên Chúa cấm - chúng ta đều phải đưa ra quyết định. Một số thì tốt, một số thì không như vậy. Cách để cải thiện là nhìn lại và phân tích chúng.
Nhiều người nghĩ rằng nếu một điều gì đó đã thành công trong quá khứ, thì hiện tại và tương lai cũng vậy. Điều đó không đúng, bởi vì những người thua cuộc sẽ tìm ra những chiến lược mới. Tôi giữ vững ngôi vị 20 năm vì tôi biết rằng ngay cả khi bạn giành chiến thắng, bạn vẫn có nhiều điều phải học. Không hề tồn tại một cuộc chơi hoàn hảo. Không ngủ quên trên chiến thắng của bạn là bài học rất quan trọng.
Vậy ông phân tích đối thủ của mình như thế nào?
Trong cờ vua, cũng dễ dàng thôi. Bạn nhìn vào nước cờ của họ giống như cách mà bạn đi nước cờ của mình: Anh ta đi nước này, anh ta đi nước kia, anh ta thích điều này, anh ta không thích điều kia. Ngay cả trong ván đấu của hai nhà vô địch có cùng đẳng cấp sẽ có những thế cờ nhất định khiến người này cảm thấy thoải mái hơn người kia. Vì thế, bạn hãy sử dụng chiến thuật để đẩy đối thủ của mình vào những thế bí.
Điều gì đã giúp ích cho ông nhiều nhất – năng khiếu bẩm sinh, tập luyện hay sự chuẩn bị?
Nếu không có năng khiếu bẩm sinh, bạn sẽ không tiến bộ được. Tập luyện chăm chỉ cũng chỉ là một phần của tài năng. Luôn luôn cố gắng vượt xa hơn nữa là điều quan trọng với tôi. Tôi không chỉ muốn giành chiến thắng của ván cờ hay chỉ gây ấn tượng với đối thủ của mình, mà còn muốn chắc chắn rằng tôi đã học hỏi được điều gì đó.
Kinh nghiệm từ ván đấu cùng với Anatoly Karpov đã giúp ông thế nào?
Để khám phá những khả năng bạn đang có, bạn cần phải va chạm với những đối thủ mạnh, hay thậm chí là giỏi hơn bạn. Giống như cách mà thép được tôi luyện: Khi nung sắt ở nhiệt độ cực cao, sắt có thể hoặc là gãy hoặc là trở thành thép.
Trận đấu đầu tiên với Karpov không chỉ kéo dài. Tôi phải kéo lên được 5 điểm từ con số không, trong khi ông ta chỉ cần một ván đấu nữa là giành chiến thắng. Tôi đã sống sót, và tỉ số cuối cùng là 5-3. Tâm trí Karpov kiệt quệ thực sự, do đó, người ta dừng trận đấu lại. Tôi đã chứng minh với bản thân mình và cho những người khác thấy được thực lực của mình. Bài học mà tôi có được là nhân định thắng thiên.
Lời khuyên hữu ích nào ông thường truyền đạt cho những tuyển thủ của mình?
Cách khôn khéo là có thể đưa ra lời khuyên phổ thông – kiểu mẹo nhỏ. Nhưng chúng ta đều khác biệt. Quá trình đưa ra quyết định của bạn là duy nhất, giống như dấu vân tay hoặc DNA của bạn. Một điều gì đó có tác dụng với bạn nhưng lại phản tác dụng với tôi. Vì vậy, bạn cần phải nhìn vào bản chất.
Một số người trong chúng ta thích tấn công; một số khác lại thích phòng thủ. Một số vận động viên tennis chỉ thích đứng ở vạch dưới; một số khác lại thủ và lên lưới một cách mãnh liệt. Cả hai đều có thể dẫn đầu. Bạn phải hiểu bạn là ai, biết những khả năng bạn đang có, những gì không có, và sau đó cố gắng tạo ra một trận đấu - hoặc một thỏa thuận hoặc một chiến dịch - trong đó phẩm chất vượt trội của bạn sẽ là những nhân tố chính và nhược điểm của bạn sẽ được giấu đi.
Hãy nhớ không quan trọng bạn chuẩn bị bao lâu, và quyết định cuối cùng của bạn sẽ đươc thực hiện dưới áp lực của thời gian, tức là bạn sẽ hành động theo cảm xúc của chính mình. Nếu bạn đang ở thế thủ, bạn sẽ không thể tấn công. Vào lúc cao trào bạn không thể chống lại bản năng của mình. Vì thế, hãy chắc rằng bạn có trận đấu riêng của mình. Và những người biết tận dụng khéo léo lợi thế của mình sẽ là người giảnh chiến thắng.
Ông “chọn mặt gửi vàng” các học trò như thế nào?
Kỳ thủ đầu tiên là Magnus Carlsen. Lúc đó anh ta đang trên đà tiến bộ, tôi đã khá ấn tượng bởi khả năng của anh ấy. Đó là một niềm vui khi được chơi cùng anh ấy, bởi vì phong cách chơi của anh giống Karpov. Anh là kỳ thủ thiên về trực giác và chiến lược, trong khi tôi lại rất hiếu chiến. Điều đó đã có lợi cho anh ta, vì anh đã học được nước đi thông qua ánh mắt của tôi.
Tôi cũng đã làm việc với Hikaru Nakamura, tuyển thủ giỏi nhất của Mỹ trong một năm, và hai lần mỗi năm tôi có những tiết học chia sẻ kinh nghiệm của mình với những đứa trẻ xuất sắc nhất của Mỹ từ 10 đến 16 tuổi. Trong Trường Cờ vua Liên Xô, tôi đã học hỏi nhiều bài học từ Mikhail Botvinnik, và tôi nghĩ rằng vẫn rất quan trọng cho các hậu bối khi được học tập kinh nghiệm từ bậc tiền bối vĩ đại.
Bạn không thể học bằng cách chỉ nhìn vào màn hình máy tính và nhấn nút hoặc di chuyển chuột mà cần phải nghe người ta chỉ bảo về bản chất của cờ vua, cơ sở của những nước đi đầu tiên, hàm ý của mỗi nước đi. Mọi người đều có quyền truy cập vào các máy tính tương tự nhau. Vì vậy, nếu bạn muốn đạt đến đỉnh cao, bạn phải tận dụng được phẩm chất của chính mình.
Sau thất bại trong cuộc đấu với máy tính Deep Blue của IBM, ông đã thử chương trình dạy đánh cờ vua qua máy tính. Vậy những ván cờ đã giúp ông học được những gì về sự cộng tác giữa người và máy?
Chỉ với sự tính toán của máy tính thì không đủ mà trực giác của con người mới là điều không thể thiếu trong việc ra quyết định thành công. Cờ vua là một lĩnh vực lý tưởng cho các thí nghiệm này. Bạn có thể chơi thật nhiều ván cờ để tìm ra những hướng cộng tác tốt nhất.
Vì sao ông giải nghệ khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp cờ vua?
Tất cả là để làm nên sự khác biệt. Tôi có thể làm gì khác ngoài chơi cờ vua? Giành chiến thắng thêm một vài giải đấu nữa? Chơi thêm vài năm nữa? Đã có rất nhiều thay đổi trong cuộc sống của tôi như việc tôi đã kết hôn, vợ chồng chúng tôi đã bắt đầu một cuộc sống mới, tôi đã và đang tiếp tục sự nghiệp diễn giả của mình, tôi sắp xuất bản một cuốn sách. Đối với tôi nó giống như sự chuyển đổi thế giới. Tôi cảm thấy rằng năng lực của mình sẽ sử dụng hiệu quả hơn vào thứ gì khác, không chỉ đơn thuần là chơi cờ vua.
Theo Trí Thức Trẻ/HBR
Đăng nhận xét