Budweiser có thể tự xưng mình là ông vua trong thế giới bia, nhưng thực tế, chính ông chủ của hãng – thương hiệu bia Anheuser-Busch InBev của Bỉ mới nắm quyền quyết định trong tay số phận của ngành sản xuất thức uống này.
Đặc biệt khi giờ đây, gã chủ khổng lồ này vừa có một bước tiến quan trọng trong việc mua lại chính đối thủ của Budweiser, nhãn hàng SABMiller để làm phong phú thêm bộ sưu tập vốn đã đa dạng của mình.
Các thỏa thuận trong thương vụ nói trên đã được công bố hôm thứ tư vừa qua cùng với tin tức AB InBev sẽ bán lại một phần trong thương vụ MillerCoors của mình. Cụ thể, 58% cổ phần tại MillerCoors ở Mỹ sẽ được sở hữu bởi Molson Coors Brewing với giá trị khoảng 12 tỷ USD, dẫn tin từ New York Times.
Đây là động thái được coi là mở đường cho chiến dịch thâu tóm hãng bia SABMiller của thương hiệu bia đến từ Bỉ khi mức giá hiện tại đang bị đẩy lên tới 107 tỷ USD.
Hơn nữa, chiến lược này cũng được đánh giá là phù hợp với những lãnh đạo quản lý tại AB Inbev khi hiện tại họ đang bị quá tải bởi nhiều thương vụ dồn dậy. Trong khi đó, việc mua lại được SABMiller quan trọng hơn nhiều so với nhiều phi vụ M&A khác.
Những người đứng đầu AB InBev cho rằng, tuy thương hiệu này đang ở thời điểm kinh doanh đỉnh cao, nhưng, giao dịch này sẽ giúp hãng đẩy mạnh chiến lược kinh doanh và mở rộng danh tiếng ở khu vực châu Phi cũng như châu Mỹ Latinh.
"Chúng tôi tin rằng chiến lược đằng sau sự kết hợp này sẽ cực kỳ hấp dẫn," Carlos Brito, giám đốc điều hành của AB InBev cho biết trong cuộc họp với các phóng viên. "Thương vụ này tạo ra triển vọng phát triển mới cho các công ty cùng ngàng, đồng thời cho phép chúng ta xây dựng nên một thế giới tốt hơn.“
Một thế giới tốt hơn” trong phát biểu của CEO Brito có nghĩa là sẽ có thật nhiều chai Budweiser được vận chuyển và tiêu thụ tại Mỹ Latinh.
Thỏa thuận này không cần bất kỳ phương tiện nào để thực hiện. Cổ đông sẽ cần phải bỏ phiếu để quyết định cũng như để thay đổi các điều khoản chi tiết trong hợp đồng. Theo đánh giá của The Associated Press, giữa các nhà quản lý rất có thể xảy ra bất đồng quan điểm về quyền sở hữu của công ty mới và điều này là vô cùng phổ biến.
Ví dụ điển hình là với việc sở hữu tới 49% cổ phần hãng bia Snow của Trung Quốc, SABMiller đang có ưu thế trong việc cung cấp sản phẩm vào thị trường lớn nhất thế giới, chiếm tới hơn một phần tư thị phần. Do đó, khi bị AB Inbev mua lại, mâu thuẫn giữa vấn đề thị trường Trung Quốc chắc chắn sẽ xảy ra.
Theo tờ Reuters, quá trình đám phán sẽ tiếp tục được diễn ra trong năm 2016 và nếu thương vụ này không thành công vì bất cứ lý do nào, AB InBev sẽ phải chịu khoản chi phí lên tới 3 tỷ USD. Chính vì vậy, công ty này cho biết sẽ quyết tâm mua lại được SABMiller.
Giới phân tích đánh giá rằng, kế hoạch của AB Inbev sẽ không vấp phải hàng rào phản đối từ các cổ đông lớn của SABMiller. Cụ thể, hãng thuốc lá khổng lồ Altria - một trong những nhà đầu tư lớn nhất của hãng bia này, cùng với gia đình người Colombia Santo Domingo – những người sở hữu quyền chi phối đều tỏ ra ủng hộ thương vụ mua lại của AB Inbev, theo tờ Times đưa tin.
Theo tờ Wall Street Journal, Altria rất có đã đạt được thỏa thuận để kết thúc với việc nắm giữ lượng cổ phần 10,5% trong công ty mới, trong khi đó, phía Santo Domingo sẽ hài lòng với con số 6%.
Tuy nhiên, kể cả khi thâu tóm được SABMiller, tập đoàn AB Inbev cũng sẽ không hoàn toàn thống trị được thị trường bia của thế giới, mặc dù thị phần sẽ tăng tới 29%, theo nhận định của UPI.
Ngành sản xuất bia thủ công với cuộc chiến giữa nhà sản xuất bia lớn hứa hẹn sẽ có nhiều điều đáng bàn trong tương lai.
Theo Trí Thức Trẻ/Brandchannel
Đăng nhận xét