Cạnh tranh bằng giá: Tự sát hay sách lược kinh doanh tối ưu?

Cố theo kịp hoặc đánh bại đối thủ bằng giá là hành động tự sát chứ không phải kinh doanh. Công ty của bạn cần mức lề (giá chênh lệch giữa giá vốn và giá bán) tăng để mở rộng và phục vụ khách hàng. Giá cả là vấn đề quan trọng và bạn phải tăng giá. Dưới đây là 3 bí quyết giúp bạn tăng giá mà vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

Trong số 28 triệu doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ đã có tới 21 triệu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Vì sao nhiều người thua trong cuộc chơi kinh doanh như vậy? Lý do hàng đầu các doanh nghiệp thất bại đơn giản là mức giá của họ quá thấp. Họ không bán hàng với các mức giá đủ cao, rồi lại hoạt động với số tiền dự trữ quá nhỏ nên không thể mở rộng được.
Trừ khi thực sự có quá nhiều vốn, bạn không nên đưa ra mức giá thấp nhất thị trường. Khoe khoang rằng bạn cạnh tranh bằng giá sẽ chẳng mang lại cho bạn thêm nhiều khách hàng.
Trong suốt 25 năm qua, tôi đã chỉ cho các công ty, thậm chí là toàn bộ các ngành kinh doanh cách gia tăng lợi nhuận bằng việc tăng giá, trong đó có cả những người nghĩ rằng: “Nhưng ngành của chúng tôi quá cạnh tranh”. Mọi ngành từ bảo hiểm cho tới các thiết bị nặng đều có thể dựa vào việc gây vốn để cạnh tranh.
Cố theo kịp hoặc đánh bại đối thủ bằng giá là hành động tự sát chứ không phải kinh doanh. Công ty của bạn cần mức lề (giá chênh lệch giữa giá vốn và giá bán) tăng để mở rộng và phục vụ khách hàng. Giá cả là vấn đề quan trọng và bạn phải tăng giá.

Không có công ty nào không thể tăng giá nếu họ hiểu một số bí quyết đơn giản sau:
1. Hãy cứ tăng giá. Bạn không cần lý do hoặc sự phán xét nào để tăng giá, hãy cứ thực hiện việc đó thôi. Hãy thử tăng giá một chút và xem liệu có trở ngại gì không. Nếu bạn sợ tăng giá, hãy gộp các sản phẩm và dịch vụ của bạn lại để tăng mức giá trung bình.
2. Ma thuật của sự thay thế. Các sự lựa chọn giúp người mua hiểu mức giá bạn đưa ra. Khi bạn đưa ra mức giá của một sản phẩm hoặc dịch vụ, hãy luôn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thay thế để tạo sự logic cho mức giá. Hãy giới thiệu các loại hàng hóa có mức giá cao hơn và thấp hơn sản phẩm bạn đang chào hàng.
3. Định giá theo menu. Hãy sắp xếp các dịch vụ của bạn vào một menu với các mức giá từ cao nhất tới thấp nhất. Mọi người thường tin những điều họ thấy hơn những điều họ nghe. Tôi đã thực hiện điều này trong ngành kinh doanh xe hơi đầy tính cạnh tranh và nó đã làm tăng lợi nhuận lên tới 400 đô la cho mỗi chiếc xe hơi.
Trái với niềm tin của số đông, việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với mức giá thấp nhất không khiến các khách hàng trung thành hay vui vẻ hơn. Những khách hàng gây nhiều rắc rối nhất cho bạn chính là những người trả tiền ít nhất cho bạn.
Ba chiến lược trên đây rất hiệu quả dù bạn đang bán sản phẩm hay dịch vụ, sản phẩm vô hình hay hữu hình, đắt tiền hoặc rẻ tiền trong tất cả các ngành kinh doanh.
Chúng ta trả tiền cho thứ gì thì sẽ nhận được thứ đó, vì vậy hãy bán giá trị và kinh nghiệm vượt trội đi kèm với sản phẩm hoặc dịch vụ mà chúng ta cung cấp. Mọi người sẽ luôn trả nhiều tiền hơn cho thứ họ yêu thích và có thể giải quyết một vấn đề nào đó của họ. Đừng bao giờ ngại tăng giá.
Tác giả: Grant Cadone
(Dịch từ Entrepreneur)/Hoclamgiau.vn

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn