Từ công nghệ thực tế ảo (augmented reality) cho đến avatar động điều khiển bởi con người (human-controlled avatars), công nghệ đã ngày nay đã hiện đại đến mức những trải nghiệm ảo đã không còn quá ảo nữa.
Theo Alex Poulson, đồng sáng lập công ty công nghệ INDE, thời đại marketing sử dụng công nghệ chỉ để “làm màu” đã kết thúc, thay vào đó là một bức tranh tươi sáng hơn cho cái gọi là “marketing trải nghiệm” thực sự.
“Marketing trải nghiệm” đã có từ lâu nhưng chỉ dừng lại ở việc tạo ra sự tò mò nhất thời, lôi kéo khách hàng mục tiêu được một chút rồi thôi. Không phải là “marketing trải nghiệm” không hiệu quả, mà do sự kết nối của công nghệ với nội dung thông điệp quảng cáo không được tốt dẫn đến một trải nghiệm không trọn vẹn.
“Hãy tưởng tượng xem nếu tôi có thể đưa trận bóng đá cách nửa vòng trái đất về phòng khách và làm bạn cảm giác như bạn đang ở tại trận bóng” – lời của Poulson. “Làm gì có chuyện bạn không chịu trả 10$ cho việc kết nối với nó.
Với kinh nghiệm trong nghành quảng cáo và đã từng là Giám đốc Sáng tạo của Denstu, Poulson tin rằng “marketing trải nghiệm” chưa thực sự được khai phá hết. “Người tiêu dùng sẽ chỉ nhớ đến những thương hiệu nào chịu khó đầu tư vào việc suy nghĩ và tạo ra những trải nghiệm thú vị, và tôi tin có rất nhiều tiềm năng chưa được khám phá trong các chiến dịch quảng cáo truyền thống.”
Ngoài các TVC và social media, Poulson cũng quan tâm đến sự giao hòa giữa công nghệ và sự tham gia của con người. “Với trải nghiệm thực tế ảo, người ta có thể dễ dàng nhận ra những điều không đúng. Tôi nghĩ rằng khi công nghệ được sử dụng đúng nó sẽ mang đến cho thương hiệu cơ hội để tạo ra trải nghiệm tương tác hai chiều.”
Sự tham gia của Poulson vào lĩnh vực marketing trải nghiệm chỉ thực sự bắt đầu khi ông rời khỏi Dentsu và bắt đầu vai trò cố vấn cho một đối tác kinh doanh, nơi mà họ khám phá làm cách nào để thương hiệu có thể xuất hiện ở giữa đám đông mà không sử dụng quảng cáo báo in hoặc quảng cáo kỹ thuật số. Dự án đầu tiên được sử dụng công nghệ thực tế ảo (augmented reality) mà ông có dịp làm đến từ yêu cầu của một khách hàng là Bảo tàng nghệ thuật trực tuyến mang tên Brit-Art.com. Bảo tàng này muốn cho người xem thưởng lãm các tác phẩm nghệ thuật bằng cách không chỉ là xem hình trên website.
“Quay trở lại thời kỳ lúc chúng tôi phát triển 1 ứng dụng cho điện thoại Nokia”, Poulson nói.” Cho phép người ta đặt các tác phẩm nghệ thuật trên tường nhà họ xem nó có hợp với nội thất hay không, sau đó click mua và nó được giao đến nhà. Sự thật là có rất nhiều người mua tác phẩm nghệ thuật để hợp với không gian sống của họ chứ không hẳn chỉ để đầu tư.”
Đó là một thử nghiệm mang tính thực tiễn cao, nhưng làm trên dự án thực tế này là một khoảnh khắc “lóe sáng” đối với Poulson cùng nhóm của mình và họ nhìn thấy được tiềm năng từ đó. Họ tiếp tục làm việc cho General Electric và các khách hàng khác, việc tư vấn phát triển khiến công ty tách ra thành hai doanh nghiệp riêng biệt, AppShaker và Inde. Công ty đầu tiên tập trung vào làm dự án cho khách hàng và nghiên cứu phát triển (R&D), trong khi công ty sau cố gắng thương mại hoá những ý tưởng công nghệ trên thành những sản phẩm dễ độc lập, dễ triển khai để có thể bán hoặc ứng dụng thông qua thuê bản quyền.
Gần đây, Inde mua lại AppShaker sát nhập hai công ty lại cùng nhau. Văn phòng ở London được kết hợp vàcác team ngồi làm việc chung với nhau một cách chặt chẽ. “Tôi tin vào sự gắn kết khi làm chung dưới một mái nhà”- Poulson chia sẻ.
Thời đại marketing sử dụng công nghệ chỉ để “làm màu” đã kết thúc, thay vào đó là một bức tranh tươi sáng hơn cho “marketing trải nghiệm” thực sự.
Inde bao quát năm mảng chính của marketing trải nghiệm thực tế ảo, đó là:
- Broadcast AR: phát sóng / trình diễn thực tế ảo
- Live avatar: avatar động
- Virtual reality: trải nghiệm thực tế ảo
- Trình diễn AR: thuyết trình thực tế ảo
- Thực tế ảo (AR) trên di động.
Tuy nhiên, mảng kinh doanh của AppShaker thực tế liên quan đến mọi khía cạnh của công nghệ ở hiện tại và tiềm năng phát triển tương lai bao gồm công nghệ người máy, thiết bị di động, hệ thống thị giác máy tính.
“Chưa hề có bất kỳ một cuộc trao đổi nào diễn ra trong ngành quảng cáo hay giáo dục ở thời điểm này về công nghệ người máy, nhưng trong hai hoặc ba năm tiếp theo điều này sẽ xảy ra.” - chia sẻ của Poulson, người có tầm nhìn về tương lai và thấy được lợi nhuận của việc đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển các công nghệđộc quyền. Sau khi làm việc cùng National Geographic và BBC, công nghệ AR của Inde sẽđược sử dụng trong hệ thống các bảo tàng tầm cỡ thế giới và tương tác trong giáo dục.
Poulson nói: “Chúng tôi là một công ty thành thật và chịu khó.Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tìm kiếm thêm những nguồn vốn từ bên ngoài trong hai năm tới (để phát triển những công nghệ này).”
Những khách hàng đáng chú ý của Inde bao gồm Coca-Cola, Universal Studios, National Geographic, Smithsonian Institution, Guinness Book of World Records, Ford, BBC Worldwide và 20th Century Fox.
Trong chuyến đi đến Hong Kong tuần rồi, khi được sắp xếp tham gia chiến dịch “The Great Britain” - một chiến dịch quảng bá những điều tuyệt vời nhất của Nước Anh - Inde đã giới thiệu về công nghệ AR đến các thành viên của đại sứ quán Anh vàcộng đồng sáng tạo, PMQ. Poulson đã tới Macau để giới thiệu về công nghệ trình diễn AR trong ba ngày tại một địa điểm có mật độ người qua lại cao ở City of Dreams, Macau.
Đăng nhận xét