Khi quản lý nhân viên, đôi khi sự kiên nhẫn của bạn sẽ bị thử thách trước những nhân viên rắc rối và có thái độ làm việc kém tích cực. Tuy nhiên dù là một lãnh đạo thì không ai hoàn hảo cả, vì vậy có những điều mà bạn cần tránh nói với nhân viên của mình dù bạn đang thực sự giận giữ hay mất bình tĩnh.
Có những câu nói không những không giúp cổ động tinh thần cho nhân viên, mà còn gây thêm tâm trạng ức chế, khiến tình hình tồi tệ hơn và gây ảnh hưởng nhiều hơn đến hoạt động chung của công ty.
1. “Tôi là sếp, tôi bảo gì thì hãy làm như thế”: Chúng ta đều là người trưởng thành ở đây. Vì vậy nếu bạn thiết lập vị trí cao hơn với nhân viên, đồng thời có nghĩa là khoảng cách giữa bạn với nhân viên sẽ xa hơn, và bạn không thể mong đợi họ sẽ tôn trọng những yêu cầu của bạn.
2. “Cậu may mắn lắm mới được nhận công việc này”. Nếu bạn nói thế với nhân viên không khác nào chính bạn đang tự cho rằng mình may mắn lắm mới được làm “sếp”. Sẽ không ai làm việc tốt khi trong đầu họ luôn có cảm giác mình mắc nợ lãnh đạo của mình, hoặc cảm thấy mình không xứng đáng với vị trí hiện tại.
3. “Nếu cậu không làm, tôi sẽ tìm người khác thay thế”. Ai cũng có thể mang chức vụ lãnh đạo hoặc quản lý, tuy nhiên người lãnh đạo giỏi là người biết hướng dẫn và động viên để nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ thay vì dọa nạt.
4. “Tại sao chỉ có mỗi cậu có vấn đề với việc này thế”. Nếu bạn đang làm việc với nhân viên luôn thích chống đối hoặc năng suất thấp, bạn cần tìm giải pháp ngay lập tức để giúp họ vượt qua những khó khăn hiện tại. Đừng so sánh họ với những người còn lại, việc này chỉ tạo thêm áp lực mà thôi.
5. “Tôi chẳng có thời gian cho việc này”. Bạn đang nghiêm túc thật đấy chứ? Bạn là sếp, và việc của bạn là tạo ra thời gian thay vì từ chối dành thời gian cho nhân viên của mình.
6. “Tôi chẳng biết áp lực là gì”. Bất kỳ ai đều có những sự khó khăn riêng và áp lực riêng. Bạn không thể cho rằng những vấn đề của bạn là đáng chú ý và không quan tâm đến vấn đề của nhân viên là gì.
7. “Bạn có thấy tên của tôi trên cánh cửa kia không”. Ồ tôi có thấy, nhưng thế thì sao? Có thể bạn đã phải dành nhiều tâm sức, đầu tư một khoản không nhỏ để có một doanh nghiệp riêng. Nhưng nhấn mạnh vào điều đó sẽ chẳng có tác dụng với nhân viên. Nếu không có nhân viên của mình, thì liệu bạn có thể tự phục vụ khách hàng và đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra trôi chảy?
Đăng nhận xét