Al Rises từng nói nếu công nghệ làm marketing được cho điểm A thì ý tưởng Marketing chỉ đáng điểm C...
Ý của Rises là khi công nghệ phát triển tạo ra rất nhiều phương thức truyền thông mới thì những ý tưởng marketing vẫn rất nghèo nàn.
Al Rises phát biểu điều này năm 2004, khi mà internet bắt đầu phát triển. Còn bây giờ thì sao? Youtube cho phép 1 triệu người xem clip của bạn trong vòng 1 tháng (nếu như clip đó hay như của Lady Gaga). Facebook trở thành “vương quốc tỷ người”. Và cả twitter cũng trở thành một công cụ truyền thông hiệu quả. Và chúng ta còn có microsite, quảng cáo điện thoại, email…
Một điều khá buồn cười là khi Mark Zuckerberg tạo ra Facebook, anh ta chỉ mong muốn mọi người có thể trao đổi, kết bạn với nhau (hay đơn giản Youtube chỉ là để tải clip và chia sẻ) thì những người làm tiếp thị lại tìm mọi cách để biến nó thành một công cụ, một ý tưởng tuyệt vời để làm tiếp thị, quảng cáo. Tôi gọi đó là 2 đường thẳng song song.
Và như thế thì “việc tôi và bạn tôi tham gia vào facebook để kết nối” và “việc bạn đang cố gắng tạo ra một trang fanpage hay làm một chiến dịch” cũng là 2 đường thẳng song song. Quan điểm của tôi là: tôi và nhà tiếp thị nhìn facebook như là 2 công cụ khác nhau. Và để 2 đường thẳng này gặp nhau, cần phải có một ý tưởng kết dính.
Đây có thể là một quan điểm cực đoan nhưng phần nào đó nói lên được rằng các mạng xã hội không là một ý tưởng thần kỳ, một công cụ ưu việc trong thời đại internet. Người ta có thể lờ đi nhưng update của bạn trên trang hâm mộ hệt như người ta chuyển kênh khi xem quảng cáo của bạn trên tivi. Họa chăng là lượng fan trên facebook thì có thể đo được còn người xem tivi thì khó đo hơn?
Tôi thích bài blog này của Nigel, trong đó có 1 điểm đáng lưu ý: Thực chất các fan hay follower trên các mạng xã hội không nói về brand, không giao tiếp, không thật sự được “engaging” như chính mục đích ban đầu của mạng xã hội mà đơn giản là họ tìm kiếm thông tin về khuyến mãi, hạ giá, sản phẩm mới… Với khía cạnh này, mạng xã hội trở thành nguồn thông tin một chiều như các kênh truyền thống. Và đây chính là một thực tế sai lầm mà rất nhiều chiến dịch theo xu hướng mạng xã hội mắc phải:
“Thiếu đi một ý tưởng gắn kết, các chiến dịch theo xu hướng mạng xã hội dễ dàng biến thành một chiến dịch truyền thông một chiều truyền thống.”
Túm lại, Social Media phải là một ý tưởng, một tầm nhìn trong đó dùng internet như là một công cụ giao tiếp và truyền thông đa chiều, giúp cho khách hàng của bạn tham gia đối thoại với nhau, tạo ra sự trung thành và gắn kết với thương hiệu của bạn. Đừng gói gọn tầm nhìn của bạn trong những công cụ như facebook, youtube hay twitter…
Vậy thì ý tưởng của bạn là gì?
Trích từ phuonghoblog.wordpress.com
إرسال تعليق